CHUYÊN ĐỀ GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12 - “GIỚI THIỆU TÓM TẮT CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA THỊ XÃ HOÀI NHƠN”

Hoài Nhơn là thị xã nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Định. Quá trình hình thành và phát triển của Hoài Nhơn gắng với bao thăng trầm lịch sử. Là một trong những vùng đất bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Hoài Nhơn - vùng đất đi đầu và chịu nhiều hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Nơi đây, trong kháng chiến chống Pháp, năm 1930, Chi bộ Cửu Lợi - Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của thị xã được thành lập hay phong trào đấu tranh, biểu tình chống thực dân phong kiến sớm diễn ra, điển hình là cuộc biểu tình tại Cây Số 7 - Tài Lương đã đi vào lịch sử. Để góp phần gìn giữ, phát huy truyền thống lịch sử và tuyên truyền sâu rộng các di tích lịch sử - văn hóa của địa phương. Tháng 8/2020, Thị ủy Hoài Nhơn phối hợp với Ban Tuyên giáo tiến hành biên tập và cho xuất bản tập sách “Giới thiệu tóm tắt các di tích lịch sử - văn hóa Thị xã Hoài Nhơn”. Tập sách là tài liệu tuyên truyền, thuyết minh thiết thực và bổ ích cho người dân địa phương, các công ty lữ hành, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, và nhất là khách du lịch đã, đang và sẽ đến tham quan du lịch tại Hoài Nhơn, góp phần tuyên truyền lịch sử Thị xã đến gần hơn với công chúng, qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm gìn giữ các di tích lịch sử.

 

                    Trong kháng chiến chống Mỹ, Hoài Nhơn là một trong những chiến trường ác liệt, căng thẳng kéo dài, ta và địch luôn đấu nhau trong thế trận giằng co. Mỹ, ngụy đã dồn về đây các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại và binh lực hùng hậu gồm nhiều sắc lính Mỹ, lính ngụy; chúng trút xuống đây bom đạn các loại, có nơi giặc bắn phá dày đặc đến mức đất đá phải nhão ra thành bùn, bụi; chúng tiến hành hàng ngàn trận càn quét, đánh đập người dân rất dã man. Vì thế, đất mẹ Hoài Nhơn đã phải đau đớn ôm vào lòng mình hơn 11 ngàn liệt sĩ đã nằm xuống  và "cất giữ" một phần thân thể của hơn 8.000 thương binh đã hiến dâng để bảo vệ vùng đất thiêng liêng này. 

          Ác liệt, khó khăn như thế nhưng Đảng bộ, quân và dân Hoài Nhơn vẫn đứng vững trên tuyến đầu đánh giặc, giải phóng hoàn toàn quê nhà vào ngày 28/3/1975, góp phần cùng cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau năm 1975, Hoài Nhơn được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang cho 28 tập thể, 30 cá nhân hơn 2.000 mẹ Việt Nam Anh hùng và trên 12 ngàn người có công với nước. 45 năm sau chiến tranh, Hoài Nhơn thay da đổi thịt, trở thành một đô thị mới hứa hẹn nhiều tiềm năng của tỉnh Bình Định. Cùng với sự thay đổi đó thì việc tuyên truyền, quảng bá và gìn giữ các di tích lịch sử văn hóa - danh lam thắng cảnh là hết sức cần thiết và quan trọng. Tập sách “Giới thiệu tóm tắt các di tích lịch sử - văn hóa Thị xã Hoài Nhơn” sẽ là tài liệu cung cấp đầy đủ các di tích lịch sử - văn hóa của Hoài Nhơn. Lật từng trang sách, chúng ta sẽ thấy được hình ảnh cũng như nội dung giới thiệu của từng di tích. Đến nay, trên địa bàn thị xã có 16 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, trong đó có 3 di tích cấp Quốc Gia và 13 di tích cấp tỉnh, với hơn 2/3 là di tích lịch sử cách mạng. Đầu tiên là:3 di tích cấp Quốc:

  1. Đền thờ Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ

Đền thờ Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ toạ lạc tại khu phố Ngọc Sơn Bắc, phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn, được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 12, đến nay đã trải qua nhiều lần trùng tu. Đền thờ có cổng tam quan cao khoảng 5m, xây dựng kiểu cổ lầu gồm 2 tầng, mái lợp ngói âm dương, các đầu đao uống cong đắp nổi hình rồng. Tầng trên đắp bốn chữ lớn: Quốc công từ môn còn gọi cổng đền thờ quốc công bằng mảnh sứ. hai đầu chái cổ lầu ghép mảnh 2 chữ “thọ”, tầng dưới ghép bằng mảnh sứ 4 chữ: “Hữu khai tất niên” tạm dịch là người có công khai phá đầu tiên.

Đền thờ là nơi thờ tự ghi nhớ công lao, đóng góp to lớn của danh nhân văn hoá, nhà quân sự, được vua Gia Long xếp hạng Thượng đẳng khai quốc công thần. Di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia theo quyết định số 2754/QĐ-BVHTT ngày 15/10/1994. Hiện nay, đang được  UBND thị xã làm hồ sơ tiếp tục đề nghị công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia đặc biệt để ghi nhớ một bậc tiền hiền đã chọn Hoài Nhơn, Bình Định làm quê hương thứ hai

  1. Di tích địa điểm lưu niệm cuộc biểu tình năm 1931 tại Cây số 7 Tài Lương
  2. Di tích Chiến thắng Đồi 10

Di tích chiến thắng đồi 10 thuộc thôn Gia An, xã Hoài Châu (nay là xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định),  là ngọn đồi cao khoảng 36 m, rộng 7,2 Km2, nằm gần kề Quốc lộ  1A, cách Chi khu quận lỵ Tam Quan 3 km về phía Bắc, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Cả khu đồi xưa là rừng cây rậm rạp, là “rừng thiêng” nên làng cấm chặt phá, vì vậy gọi là rừng cấm. Đồi 10 là điểm giao tranh, giành giật ác liệt, liên tục giữa ta và địch suốt trong kháng chiến chống Mỹ.

Năm 1966, quân Mỹ- Nguỵ càn quét ác liệt với quy mô lớn hòng chiếm lại Đồi 10. Với quyết tâm giành dân giữ đất, một đại đội của Sư đoàn 3 Sao Vàng phối hợp vối du kích và nhân dân địa phương đánh trả quyết liệt, ta đã tiêu diệt 500 tên địch, bắn rơi 20 máy bay địch. Tổ du kích của đồng chí Nguyễn Niệm đã chiến đấu đến người cuối cùng, trước lúc hy sinh, các anh đã hát vang bài ca “ giải phóng miền Nam”, nêu cao khí phách chủ nghĩa anh hùng cách mạng, làm cho kẻ thù khiếp sợ. Mùa Xuân 1968, hàng ngàn nhân dân Hoài châu tiến công vào bao vây Đồi 10. Bọn địch bắn xả vào đoàn người biểu tình. Anh Ngô Bàn xông lên phía trước nằm đè lên lựu đạn, nhận lấy sự hy sinh cao cả để nhân dân khỏi bị thương vong. má Ngung nắm lấy nòng súng địch đang nhả đạn chỉa thẳng lên trời để đoàn biểu tình thúc giục đồng bào tiến lên phía trước…buộc chúng phải ngừng nổ súng và cứu người bị thương. Chị Trần Thị Liên – người con gái Hoài Châu anh hùng trước lúc hy sinh đã hô vang khẩu hiệu: “ Đảng nhân dân cách mạng Việt Nam muôn năm! Việt Nam nhất định thắng Mỹ”.

Cứ điểm Đồi 10 từ khi hình thành (1963) đến lần tháo chạy cuối cùng của địch (1975) liên tục là điểm nóng, điểm tranh chấp một mất một còn giữa ta với  địch. Nơi đây là mồ chôn của hàng ngàn lính Mỹ ngụy, đủ các loại binh chủng. Năm 1994, Đồi 10 đã được UBND tỉnh công nhận Di tích lịch sử và năm 2006 di tích này được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

 

Ngoài 3 di tích cấp quốc gia đã nêu ở trên thì cuốn sách cũng giới thiệu 13 di tích cấp tỉnh:

  1. Di tích nhà lưu niệm Chi bộ Cửu Lợi
  2. Di tích Cấm An Sơn
  3. Di tích bãi biển Lộ Diêu
  4. Di tích chiến thắng chợ Cát năm 1949
  5. Di tích thảm sát Ngã Ba Đình
  6. Di tích thảm sát tại Nhà thờ Thác Đá Hạ
  7. Di tích trận tập kích trụ sở ngụy quyền xã Hoài Tân năm 1960
  8. Di tích trận tập kích trụ sở ngụy quyền xã Hoài Sơn năm 1961
  9. Di tích Mộ Cống Quận Công Trần Đức Hòa
  10. Di tích chiến thắng Đệ Đức
  11. Di tíchTrạm Phẫu Huyên đội Hoài Nhơn
  12. Động Cườm di tích văn hóa Sa Huỳnh
  13. Di tích địa đạo Gò Quánh

      

    Mỗi bài viết sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về: vị trí, lịch sử hình thành, giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng trên địa bàn thị xã. Tài liệu sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích ý nghĩa cho quý thầy cô và các em phục vụ cho công tác giảng dạy học tập tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá tại địa phương. Mời quý Thầy cô và các em HS đến với thư viện để được đọc cuốn sách này.